Công trình và nền san hô

Sách “San hô Trường Sa, tương tác giữa công trình và nền san hô”.

Tác giả: Hoàng Xuân Lượng, Nguyễn Thái Chung, Trần Nghi, Phạm Tiến Đạt.

Năm xuất bản: 2016.

Vùng biển Trường San nằm ở phía Nam - Tây Nam trũng sâu Biển Đông, nơi đây các rạn san hô phát triển mạnh, tạo nên khoảng 200 bãi ngầm, bãi cạn và đảo nổi, chúng phân bố trên một diện tích rộng lớn, trải dài từ 6030 đến 12000 vĩ Bắc, 109000 đến 118000 kinh Đông. Phần lớn các đảo thuộc khu vực Trường Sa đều phân bố ở vùng nước sâu từ 1000m đến 2000m.

Các đảo san hô và các bãi cạn là chủ quyền của các quốc gia có biển (hay gọi là quốc gia biển), chúng tồn tại dưới dạng các đảo nhỏ, các bãi cạn nằm đơn lẻ hoặc ven đảo ngoài khơi, nên chịu tác động mạnh của thuỷ thạch động lực, điều kiện tự nhiên, môi trường biển, bên cạnh đó chúng còn chịu tác động của các loại tải trọng do các công trình xây dựng gây ra.

Để nâng cao được hiệu quả sử dụng hơn nữa đối với các đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa đòi hỏi phải có những nghiên cứu một cách nghiêm túc, công phu, khoa học và cần được đầu tư xứng đáng với nhu cầu nghiên cứu về các đối tượng này. Hiểu biết về san hô Trường Sa là điều kiện tốt cho việc nghiên cứu, tính toán, thi công hiệu quả khai thác, sử dụng các đảo, các bãi cạn, đảm bảo chủ quyền và phát triển kinh tế biển.

Để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, tính toán các công trình làm việc trên nền san hô tại các đảo, chịu tác dụng của các tải trọng đặc biệt, điển hình như ở khu vực Trường Sa, điều tất yếu phải có quá trình nghiên cứu xác định địa chất công trình nền san hô. Việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa vào các khảo sát thực địa kết hợp nghiên cứu thí nghiệm trong phòng và phân tích, nhận định theo các quan điểm của cơ học công trình. Đối với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, khảo sát thực địa các đảo và các bãi cạn ven đảo được thực hiện bởi các đề tài, dự án cấp Quốc gia và thực hiện các khảo sát, thí nghiệm khác nhau trên nhiều đối tượng.

Sách trình bày các nội dung:

- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên quần đảo Trường Sa.

- Rạn san hô, lịch sử hình thành, đặc điểm thạch học san hô Trường Sa.

- Địa chất công trình nền san hô các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

- Phân tích động lực học công trình trên nền san hô.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] H. X. Lượng, N. T. Chung, T. Nghi, P. T. Đạt, San hô Trường Sa, tương tác giữa công trình và nền san hô. Hà Nội: Nxb Xây dựng, 2016.

Công trình và nền san hô

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn