Thiết bị trong hệ thống điện

Sách “Bảo dưỡng và thử nghiệm thiết bị trong hệ thống điện”.

Tác giả: Lê Văn Doanh, Phạm Văn Chới, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đình Thiên.

Năm xuất bản: 2009.

Ngay sau khi được lắp đặt và đưa vào vận hành, sử dụng các thiết bị điện đã có nguy cơ bị xuống cấp và hư hỏng. Đây là hiện tượng bình thường bởi vì thiết bị điện là tập hợp của nhiều chi tiết điện từ, điện tử, cơ khí, thuỷ lực, khí nén… được bố trí trong môi trường chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, bão… Mặt khác trong quá trình vận hành, sử dụng luôn có sự thay đổi về phụ tải, có sự bố trí lại mạch điện hoặc bổ sung thêm thiết bị mà nhiều khi không có sự phối hợp tổng thể của cơ quan thiết kế. Cũng cần phải kể đến sự lựa chọn thiết bị không đúng, sự chỉnh định sai các thiết bị đo lường điều khiển, chỉ thị, sự vận hành không đúng quy trình kỹ thuật… Tất cả các yếu tố kể trên gây ảnh hưởng xấu đến sự làm việc bình thường của toàn hệ thống.

Chương trình bảo dưỡng dự phòng và thử nghiệm thiết bị điện là hệ thống các quy trình, quy phạm, thủ tục quản lý, vận hành, giám sát sự hoạt động, bảo dưỡng các chi tiết của thiết bị, dự báo các hư hỏng có thể xảy ra, đề ra biện pháp thay thế, sửa chữa các chi tiết có nguy cơ bị hư hỏng, thử nghiệm các đặc tính làm việc của thiết bị. Với chương trình bảo dưỡng dự phòng và thử nghiệm, mọi rủi ro gây hư hỏng thiết bị, làm gián đoạn vận hành được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời, do vậy hệ thống hoạt động với độ tin cậy và khả năng sẵn sàng làm việc cao. Có thể nói công tác bảo dưỡng dự phòng và thử nghiệm thiết bị điện cũng giống như việc chăm sóc y tế, khám bệnh thường xuyên với con người. Phương châm chiến lược thực hiện ở đây là phòng bệnh hơn chữa bệnh, các thiết bị điện cũng như các bộ phận cơ thể con người phải được theo dõi thường xuyên và xử lý kịp thời, dự đoán trước các diễn biến có thể xảy ra.

Lợi ích của chương trình bảo dưỡng dự phòng có thể được đánh giá trực tiếp qua việc giảm thời gian ngừng hoạt động của thiết bị, giảm chi phí sửa chữa, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Cuối cùng yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trò quyết định như người ta thường nói của bền tại người, vì thế chương trình bảo dưỡng dự phòng và thử nghiệm thiết bị điện nhấn mạnh vai trò đào tạo toàn diện cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật vận hành sử dụng.

Sách trình bày các nội dung:

- Đại cương về bảo dưỡng và thử nghiệm thiết bị điện.

- Thử nghiệm thiết bị điện bằng điện áp một chiều và xoay chiều.

- Dầu, chất lỏng và khí cách điện.

- Máy biến áp, cáp và các phụ kiện.

- Tủ đóng cắt trung áp, máy cắt và rơle bảo vệ, tủ đóng cắt và máy cắt hạ áp.

- Động cơ và máy phát điện, hệ thống nối đất và đo điện trở nối đất.

- An toàn trong vận hành và thử nghiệm thiết bị điện.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE từ phần mềm Mendeley:

[1] L. V. Doanh, P. V. Chới, N. T. Công, và N. Đ. Thiên, Bảo dưỡng và thử nghiệm thiết bị trong hệ thống điện. Hà Nội: Nxb Khoa học Kỹ thuật, 2009.

Thiết bị trong hệ thống điện

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn