Vi tảo

Sách “Công nghệ sản xuất và ứng dụng vi tảo”.

Tác giả: Đặng Đình Kim, Trần Văn Tựa, Dương Thị Thuỷ, Bùi Thị Kim Anh, Vũ Thị Nguyệt, Nguyễn Hồng Yến.

Năm xuất bản: 2018.

Vi tảo được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các vi tảo nhân thật và vi khuẩn lam (Cyanobacteria). Những cơ thể này phân bố khắp nơi và là nhóm tạo ôxy có tuổi đời khoảng ba tỷ năm. Vi tảo đại diện cho các sinh vật tiêu thụ CO2 và sản xuất sinh khối sơ cấp trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Những năm gần đây vi tảo thu hút sự chú ý ngày càng tăng của các nhà khoa học, công nghệ và thương mại do những ưu thế như phát triển đơn giản, vòng đời ngắn, hệ số sử dụng năng lượng cao, thành phần sinh hoá quý.

Việc sản xuất vi tảo trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang được tiến hành song song ở cả hệ thống bể hở và hệ thống kín. Tương lai của công nghệ sản xuất cũng như ứng dụng sinh khối vi tảo đòi hỏi các nghiên cứu rộng và sâu hơn nhằm tìm hiểu các đặc tính loài và sản phẩm trao đổi chất của các loài đó, tiếp tục phát hiện các loài mới và sản phẩm tiềm năng từ chúng cũng như nghiên cứu khả năng tối ưu hoá sinh trưởng vi tảo và công nghệ sản xuất sinh khối.  

Sách trình bày các nội dung:

- Phân bố và đặc điểm sinh học của vi tảo, cấu trúc tản, cấu tạo tế bào vi tảo, quang hợp và quang hô hấp, chu trình sinh - địa - hoá, Spirulina platensis, nuôi cấy vi tảo trong phòng thí nghiệm, phân lập vi tảo, micropipet, môi trường thạch, pha loãng, tảo nước ngọt, tảo biển và tảo chịu mặn.

- Nuôi cấy sạch khuẩn, rửa tế bào, siêu âm và lắc rung, lọc, tia cực tím, kháng sinh, sinh trưởng vi tảo, đếm tế bào, đo mật độ quang, hàm lượng chlorophyl a, thời gian nhân đôi, phương pháp Kjeldahl.

- Một số loài vi tảo kinh tế: Chlorella, Spirulina, Scenedesmus, Dunaliella, Porphyridium, Haematococcus, Nanochloropsis, Tetraselmis, Chaetoceros calcitrans, Thalassiosira, Skeletonema costatum, Isochrysis galbana.

- Công nghệ sản xuất đại trà vi tảo, bể phản ứng nuôi vi tảo, chủng vi tảo, khuấy sục dịch huyền phù.

- Ứng dụng vi tảo: làm thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản, chất màu thực phẩm, sản xuất hyđrô, các chất có hoạt tính sinh học, nhiên liệu sinh học, mỹ phẩm, phân bón sinh học, xử lý ô nhiễm nước thải, thức ăn chăn nuôi, y học, cây trồng nông nghiệp.

- Di truyền ở vi khuẩn lam và tảo, vi tảo biến nạp gen, khả năng thương mại hoá nhiên liệu từ tảo.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] Đ. Đ. Kim, T. V. Tựa, D. T. Thuỷ, B. T. K. Anh, V. T. Nguyệt, N. H. Yến, Công nghệ sản xuất và ứng dụng vi tảo. Hà Nội: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 2018.

Vi tảo

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn