Xử lý nước thải bằng lọc sinh học nhỏ giọt

Bài báo “Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt”.

Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Giang, Trần Thị Cúc Phương, Trần Văn Phước.

Trích trong Tạp chí Khoa học Đại học Huế - Kỹ thuật và Công nghệ.

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt (có lớp đệm không ngập nước), sử dụng hai loại vật liệu lọc là tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung (bằng hỗn hợp vỏ trấu và đất sét).

Sau khi khởi động, mô hình được cho thích nghi với môi trường nước thải sinh hoạt. Khả năng xử lý của bể lọc sinh học được thể hiện qua hai thông số là BOD5 và tổng chất rắn lơ lửng (TSS). Khi sử dụng tấm nhựa lượn sóng và viên đất nung và pH nằm trong khoảng từ 6,81 ± 0,41 đến 7,46 ± 0,56, hiệu suất xử lý BOD5 trung bình lần lượt đạt 80,70 ± 0,88% và 80,82 ± 0,98%; hiệu suất xử lý TSS trung bình lần lượt đạt 68,67 ± 0,83% và 70,08 ± 0,96%.

Trong đó, hiệu suất xử lý BOD5 và TSS của viên đất nung có tính ổn định hơn so với tấm nhựa lượn sóng với thông số BOD5 và TSS đầu ra đạt quy chuẩn xả thải cột B, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] “Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt”. http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-TT/article/view/4747/641 (truy cập ngày 1/7/2020).

Đọc toàn văn:

http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-TT/article/view/4747/641

Xử lý nước thải bằng lọc sinh học nhỏ giọt

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn