Bê tông in 3D dùng trong xây dựng
“Công nghệ bê tông in 3D dùng cho công trình xây dựng” là nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM).
Nhóm tác giả mong muốn tạo ra vật liệu bê tông in 3D tạo hình hướng đến ứng dụng cho xây dựng ở 2 mảng gồm: in 3D tường công trình xây dựng dân dụng và in 3D tạo hình mặt dựng trang trí công trình (Facade). Vì vậy, nhóm tập trung chế tạo hỗn hợp bê tông in 3D sử dụng hệ nguyên liệu bao gồm xi măng PC50, tro bay loại F, silicafume (SF), sợi Polypropylene (PP), cát, nước, phụ gia điều chỉnh độ nhớt (VMA) và phụ gia siêu dẻo.
Nguyên liệu sử dụng để chế tạo bê tông in 3D có đặc trưng là cốt liệu nhỏ (kích thước hạt cốt liệu lớn nhất phổ biến dử dụng là không quá 5mm) và hàm lượng chất kết dính thấp, vì vậy tốc độ co ngót và ứng suất kéo do co ngót sinh ra trong giai đoạn đầu (1 đến 3 ngày sau khi in tạo hình cấu kiện) là lớn hơn đáng kể so với bê tông nặng truyền thống, do đó hầu hết bê tông in 3D sẽ có khả năng xuất hiện nứt trên cấu kiện ở tuổi sớm. Để hỗn hợp bê tông in 3D có khả năng đùn và khả năng đắp dần lên cao tốt thì hỗn hợp bê tông này cần phải có độ nhớt thấp nhất có thể nhưng không được phân tầng, và có ứng suất chảy tĩnh cao.
Ngoài việc thay đổi tỷ lệ CL/CKD (cốt liệu/chất kết dính) và tỷ lệ N/CKD (nước/chất kết dính) để điều chỉnh lưu biến cho bê tông in 3D thì có một cách khác là thay đổi hàm lượng phụ gia siêu dẻo cùng với hàm lượng phụ gia điều chỉnh độ nhớt (VMA). Khi tăng hàm lượng phụ gia siêu dẻo thì các thông số lưu biến của hỗn hợp bê tông như độ nhớt dẻo, ứng suất chảy tĩnh và chảy động đều giảm. Trong khi đó, tăng hàm lượng phụ gia VMA thì độ nhớt dẻo giảm nhưng không ảnh hưởng đến các giá trị ứng suất chảy của hỗn hợp bê tông, điều này có nghĩa là hỗn hợp bê tông dễ in 3D hơn và vật thể bê tông tạo hình vẫn có khả năng duy trì hình dáng trong suốt quá trình in.
Ứng dụng công nghệ in bê tông 3D để thi công xây dựng có lợi thế hơn so với công nghệ thi công truyền thống về tiến độ (nhanh hơn gần 80%) và giá thành xây dựng (giảm khoảng 20%) khi thi công phần thô trên cùng một thiết kế công trình xây dựng. Ngoài ra, công nghệ in bê tông 3D có điểm nổi bật là có thể thi công được những công trình có thiết kế nghệ thuật và phức tạp mà việc thi công truyền thống hầu như không thể thực hiện được, lại giảm đáng kể chất thải xây dựng, có thể tận dụng các chất thải rắn (tro xỉ nhiệt điện, xà bần xây dựng, thạch cao…).
Đọc chi tiết tại:
Bê tông in 3D dùng trong xây dựng
Máy in 3D bê tông cỡ lớn
Đây là thành quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu MiKen – 3DCP của PGS.TS Trần Văn Miền (giảng viên Bộ môn Vật liệu Xây dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM).
Buồng khử khuẩn toàn thân di động
Thiết bị là sản phẩm kết hợp giữa Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh) cùng các chuyên gia, nhà khoa học của Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh).
Bộ phận dẫn khí hỗ trợ điều trị COVID-19
Thiết bị y tế kết nối mặt nạ thở có ống cấp khí kết nối với màng lọc khuẩn bằng công nghệ in 3D được giảng viên Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) nghiên cứu và thiết kế thành công.
Tàu không người lái phục vụ quan trắc tự động
Tàu không người lái phục vụ quan trắc tự động (USV) nhỏ gọn và di động là sáng chế liên ngành, do nhóm nghiên cứu của TS.Trần Ngọc Huy (trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) chế tạo.
Máy bay phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa
Sản phẩm do nhóm nghiên cứu của TS.Vũ Ngọc Ánh (trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) chế tạo phục vụ cho nông nghiệp.
Mô hình chốt bảo vệ tiện ích
Ngô Triệu Nhân - sinh viên năm 4 ngành Xây dựng Trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đã lên ý tưởng thiết kế mô hình “chốt bảo vệ” và xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi INSEE Prize 2019.
Tấm cách nhiệt aerogel làm từ rơm
Nhằm khai thác các đặc tính nổi trội này của aerogel, các sinh viên của trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu và biến rơm thành tấm cách nhiệt thân thiện với môi trường.
Biến chất thải dệt nhuộm thành khí và nước
Đây là nghiên cứu của nhóm sinh viên chương trình chất lượng cao khoa Kỹ thuật Hóa học, trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.
Diệt khuẩn cho điện thoại bằng đèn UV
Hộp đèn UV diệt vi khuẩn điện thoại là một trong những sản phẩm nổi bật của các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) được giới thiệu tại Vietnam Startup Day 2019.
- Bạn đọc mượn sách quá hạn T.04/2023
- Khảo sát ý kiến bạn đọc 2023
- Phục Vụ Ngoài Giờ tối T.2-T.6 và ngày thứ 7
- Tài liệu mới tháng 4/2023
- Ngày hội văn hóa đọc 22/4/2023
- Tra cứu các cơ sở dữ liệu
- Thông báo V/v thực hiện đeo khẩu trang khi vào Thư viện
- Thông báo phục vụ CSDL SCOPUS
- Thẻ Thư viện điện tử
- Thông báo nhận thẻ Thư viện Hệ thống
- Phục vụ Cơ sở dữ liệu Skillsoft
- Gia hạn tài liệu online
- Thông báo nguồn học liệu miễn phí về Covid-19 - AccessMedicine Covid-19 Central
- Thông báo phục vụ Thư viện số BNEUF miễn phí
- Ngày hội văn hóa đọc lần V
- Ngày hội văn hóa đọc lần IV
- Hội sách Trực tuyến 2020
- Ngày hội thư viện đồng hành cùng sinh viên lần thứ VII
- Thư viện đồng hành cùng sinh viên 2020
- Ngày hội văn hóa đọc lần III
- Chào mừng Ngày Sách Việt Nam - Lần VII
- Ngày hội văn hóa đọc lần II
- Thư viện Bách khoa tham gia tổ chức Ngày hội Văn hóa đọc 2019
- Tiến sĩ kiều bào Mỹ tặng sách trị giá 150.000 USD cho sinh viên bách khoa
- Dịch vụ gửi sách, giáo trình tận nhà cho sinh viên
-
Trực tuyến:4
-
Hôm nay:2383
-
Tuần này:4218
-
Tuần trước:19068
-
Tháng trước:21451
-
Tất cả:2695643