Dầu khí Việt Nam

Sách “Dầu khí Việt Nam”.

Tác giả: Đoàn Thiên Tích.

Năm xuất bản: 2001.

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia TP.HCM.



 

Trong những năm gần đây, dầu mỏ và khí thiên nhiên (gọi tắt là dầu khí) là vấn đề hàng đầu được chú ý trên thị trường kinh tế thế giới. Biết bao thay đổi trong cuộc sống của con người nhờ vào dầu mỏ. Rất nhiều vật dụng xung quanh ta đều được chế biến từ dầu mỏ. Có thể nói, chưa có một khoáng sản nào mà địa hạt sử dụng lại rộng rãi và đa dạng như dầu khí. Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, chúng ta chưa thể lường hết khả năng đóng góp của dầu khí đối với cuộc sống con người. Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành kinh tế lớn, bao gồm nhiều khâu: tìm kiếm - thăm dò - khai thác - vận chuyển - chế biến - phân phối sản phẩm. Tổng quát phân bố vốn cho các khâu thăm dò - khai thác là 50%, vận chuyển là 14%, chế biến là 20% và phân phối là 15%.


Định ra một chính sách dầu khí đúng đắn nói riêng hoặc một chính sách năng lượng nói chung là một việc làm khó, phức tạp. Vấn đề phụ thuộc thứ nhất là vào tiềm năng trữ lượng dầu khí, thứ hai là yếu tố kinh tế và tiềm năng kinh tế. Dầu khí có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sử dụng dầu khí làm nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ nghệ chất dẻo, kỹ nghệ tơ sợi, kỹ nghệ bột giặt, kỹ nghệ phân bón và nhiều kỹ nghệ khác; dầu khí là sản phẩm ngoại thương, nguyên liệu cho thực phẩm.


Một số quốc gia coi dầu khí là nguồn thu nhập chính của mình, nhận thức được vị trí chiến lược của dầu khí mà phát triển công nghiệp này trong bất kỳ điều kiện khó khăn nào. Nhiều nước coi công nghiệp dầu khí là ngành xương sống để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế. Việt Nam khai thác dầu khí từ năm 1986 và đến nay công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác mới được triển khai trên khoảng 1/3 diện tích thềm lục địa với tổng sản lượng khai thác là 100 triệu tấn dầu thô và trên 5,722 tỷ m3 khí đồng hành. Đối với Việt Nam, coi dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, là chỗ dựa cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm đà thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân.


Sách trình bày các nội dung:

- Quá trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, tiềm năng dầu khí, nhịp độ khai thác dầu khí.

- Đặc điểm dầu khí, công nghiệp chế biến dầu khí, vận chuyển dầu khí, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu khí.

- Công tác dịch vụ dầu khí, an toàn và bảo vệ môi trường, dầu khí Việt Nam bước vào thế kỷ 21.

Dầu khí Việt Nam

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn