Khả năng phát triển của cây rau xà lách

Bài báo "Khảo sát ảnh hưởng của vật liệu lai nanosilica/oligochitosan lên khả năng phát triển của cây rau xà lách (Lactuca sativa L. var. longifolia)".

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Xuyên, Nguyễn Nguyên Ngàn, Hoàng Thị Đông Quỳ, Nguyễn Ngọc Thuỷ.

Trích trong Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Tự nhiên.
 


Vật liệu lai kích thước nano được tổng hợp từ những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện môi trường như nanosilica (nSiO2) đi từ vỏ trấu và oligochitosan (OS) từ nguồn vỏ tôm, là một vật liệu đầy hứa hẹn với những tính chất riêng biệt có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong nông nghiệp.


Vật liệu lai nanosilica trên nền oligochitosan (SOS) với nồng độ khảo sát 50 mg/L được bổ sung vào xà lách như một nguồn dinh dưỡng ở những giai đoạn phát triển của cây. Ở giai đoạn cây được hai tuần tuổi (H2W2), bổ sung vật liệu SOS giúp gia tăng chiều dài lá và rễ lần lượt là 17,24 và 5,26% so với cây đối chứng. Bên cạnh đó, khối lượng cây tươi và số lá của cây được bổ sung vật liệu lai cũng cao hơn 20,39 và 9,09% so với mẫu đối chứng.


Ngoài ra khi kiểm tra hàm lượng chlorophyll tổng (a+b) của từng loại cũng cho thấy mẫu H2W2 có hàm lượng chlorophyll cao hơn mẫu đối chứng 7,61%. Tính chất sinh trưởng của cây khi sử dụng vật liệu SOS tăng 20,39% so với mẫu cây đối chứng. Vật liệu SOS có thể được xem như một chất hóa nông xanh, có tiềm năng lớn trong việc ứng dụng trong ngành nông nghiệp hiện đại. Chế phẩm sinh học SOS cũng sẽ góp phần thay thế các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật độc hại trên thị trường hiện nay.


Đọc toàn văn:

http://stdjns.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjns/article/view/1047/1417

Khả năng phát triển của cây rau xà lách

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn