Tổ chức và quản lý sản xuất

Sách “Tổ chức và quản lý sản xuất”.

Tác giả: Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt

Năm xuất bản: 2004.

Cùng với quá trình cải cách mở cửa, nền kinh tế nước ta ngày càng hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, điều này khiến cho sự cạnh tranh của thị trường trong nước ngày càng khốc liệt, mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đều cảm nhận được sức ép rất lớn này.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể áp đặt giá cả thị trường như các doanh nghiệp quy mô lớn, họ lại càng không đủ khả năng để quảng cáo rầm rộ quanh năm nhằm gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng, họ chỉ có thể dựa vào giá cả thấp, chất lượng cao, thời gian giao hàng ngắn để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của khách hàng một cách linh hoạt, mong dành được sự tồn tại và phát triển trong các khe hở của thị trường. Mà muốn dành được ưu thế cạnh tranh trong các phương diện chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng thì tất yếu phải mạnh về quản lý, đặc biệt là quản lý sản xuất.

Đối với doanh nghiệp, nếu quản lý sản xuất không có trình tự quy tắc nào, quá trình sản xuất sẽ không ổn định, mà quá trình sản xuất không ổn định thì việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp sẽ khó mà đi vào quỹ đạo. Vậy thì việc quản lý sản xuất của doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đã đạt tới trình độ nào? Là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có nên lấy đó làm gương và tiếp thu những tư tưởng và phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến trên thế giới không? Nên bắt đầu từ đâu để tăng cường quản lý sản xuất? Làm thế nào để cải tiến chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng? Đây là những vấn đề, mà thiết nghĩ, các nhà quản lý doanh nghiệp nước ta quan tâm nhất.

Sách trình bày các nội dung:

- Phương thức sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, công nghiệp hoá chất quy trình xử lý và công nghiệp chế tạo lắp ráp, phương thức sản xuất dự trù hàng hoá và sản xuất theo đơn đặt hàng, phương thức sản xuất dây chuyền, sản xuất đơn lẻ và sản xuất hàng loạt, chuyên môn hoá công nghệ, chuyên nghiệp hoá đối tượng, đơn nguyên gia công theo nhóm.

- Sự phát triển của quản lý sản xuất, kỹ thuật tự động hoá, vấn đề cơ bản của sản xuất hiện đại, sản xuất ổn định những sản phẩm chất lượng không khiếm khuyết, không ngừng hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian giao hàng, môi trường của quản lý sản xuất.

- Chiến lược sản xuất hiện đại: giá cả hàng đầu, dị biệt hoá sản phẩm và tập trung tiêu điểm.

- Phân tích quy trình và quản lý hệ thống sản xuất, phương pháp sử dụng sơ đồ trình tự quy trình và sơ đồ thao tác người - máy móc, loại hình và nguyên tắc bố trí thiết bị, phương pháp sắp xếp thứ tự thiết bị, tổ chức sản xuất dây chuyền, đặc trưng cơ bản của sản xuất dây chuyền và phân loại tuyến dây chuyền.

- Vai trò của tồn kho, các thuật ngữ thường dùng trong quản lý hàng tồn kho, phương pháp phân loại ABC đối với tồn kho, nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc, khống chế hàng tồn với nhu cầu mang tính xác định, ba loại chi phí hàng tồn chủ yếu và lượng lô hàng đặt kinh tế.

- Khống chế tồn kho với nhu cầu biến đổi, hệ thống kiểm tra liên tục và định kỳ, sản xuất theo chế độ chuẩn thời gian, triết lý sản xuất của JIT, phương pháp giảm lượng tồn khi bán thành phẩm.

- Hệ thống kế hoạch sản xuất, kế hoạch sản xuất chính, kế hoạch sản xuất trung hạn, kế hoạch nhu cầu vật liệu, kế hoạch năng lực, quản lý nhu cầu, dự báo nhu cầu, phương pháp cân bằng chỉ số đơn giản, mô hình cân bằng chỉ số mùa vụ, phương pháp giải đồ thị kế hoạch sản xuất, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch sản xuất, nhu cầu sản xuất tích luỹ thấp nhất, hạng mục chi phí chủ yếu của kế hoạch sản xuất.

- Kế hoạch tác nghiệp sản xuất, tiêu chuẩn định lượng và bảng vật liệu, kế hoạch năng lực thô, logic lập kế hoạch sản xuất chính, nhu cầu tổng và nhu cầu tĩnh, triển khai nhu cầu và khống chế sản xuất.

- Quản lý dự án, chu kỳ tuổi thọ của dự án, kế hoạch mục tiêu, kỹ thuật kế hoạch mạng lưới, sơ đồ mạng lưới và tuyến then chốt, cân bằng giữa kỳ hạn công trình và phụ tải, đánh giá dự án.

- Quản lý chất lượng toàn diện, tuần hoàn PDCA, giá thành chất lượng, công cụ cải tiến chất lượng, biểu đồ sắp xếp liệt kê, sơ đồ phân tích nhân quả, phương pháp bảng kiểm tra, kiểm nghiệm rút thăm, đánh giá chất lượng trình tự các công đoạn gia công.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] L. M. Cường, B. M. Nguyệt, Tổ chức quản lý sản xuất. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội, 2004.

Tổ chức và quản lý sản xuất

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn