Kiểm thử

Sách “Kiểm thử cơ bản”.

Tác giả: Rex Black, Erik van Veenendaal, Dorothy Graham.

Năm xuất bản: 2018.

Kiểm thử cung cấp một cách đo lường chất lượng của hệ thống. Tỉ lệ lỗi được tìm thấy, số lượng lỗi đã biết, mức độ bao phủ kiểm thử, và phần trăm các trường hợp kiểm thử đã đạt (passed), tất cả đều phản ánh chất lượng của hệ thống. Nếu các trường hợp kiểm thử tìm được ít hoặc không tìm thấy lỗi (giả định là chúng ta đã áp dụng đúng đắn các phương pháp kiểm thử được môt tả trong sách này), hoặc nếu tất cả các lỗi được tìm thấy đã được xử lý, thì chúng ta có thể có sự tin tưởng vào hệ thống. Khi một trường hợp kiểm thử được thiết kế đúng đắn và đã thực thi, một tình huống chưa biết chắc đã được chuyển sang một tình huống biết chắc, thì nó sẽ giúp làm giảm mức độ rủi ro về chất lượng của sản phẩm.

Kiểm thử cũng cung cấp cơ hội học hỏi giúp cải thiện chất lượng nếu như chúng ta rút ra các bài học kinh nghiệm sau mỗi dự án. Nếu phân tích nguyên nhân nguồn gốc được thực hiện đối với lỗi được tìm thấy trong mỗi dự án. Nếu phân tích nguyên nhân nguồn gốc được thực hiện đối với lỗi được tìm thấy trong mỗi dự án, nhóm làm việc có thể cải thiện quy trình phát triển phần mềm của họ để tránh tạo ra những lỗi tương tự trong các hệ thống sau này. Thông qua quy trình học từ những sai sót trong quá khứ đơn giản này, các tổ chức có thể cải tiến không ngừng về chất lượng của phần mềm và quy trình làm việc của họ.

Kiểm thử đóng vai trò hỗ trợ thiết yếu trong việc cung cấp phần mềm chất lượng. Tuy nhiên, bản thân kiểm thử nên được kết hợp với các hoạt động ở mức nhóm, mức quy trình phần mềm hoàn chỉnh để đảm bảo chất lượng. Việc áp dụng thích hợp các tiêu chuẩn, việc đào tạo nhân viên, sử dụng các buổi hợp cải tiến (retrospective) để rút ra bài học kinh nghiệm từ các lỗi và các yếu tố quan trọng khác từ những dự án trước đó, việc kiểm thử phần mềm đầy đủ và thích hợp: tất cả các hoạt động này và hơn thế nữa nên được áp dụng bởi các tổ chức để bảo đảm các mức chất lượng và rủi ro về chất lượng có thể chấp nhận được khi phát hành.

Bảy nguyên lý kiểm thử phần mềm:

- Kiểm thử cho thấy sự hiện diện của lỗi.

- Kiểm thử vét cạn là không thể.

- Kiểm thử sớm.

- Phân cụm lỗi.

- Nghịch lý “thuốc trừ sâu”.

- Kiểm thử phụ thuộc vào bối cảnh.

- Ảo tưởng về sự vắng mặt của lỗi.

Quy trình kiểm thử cơ bản:

- Lập kế hoạch và kiểm soát.

- Phân tích và thiết kế.

- Triển khai và thực thi.

- Đánh giá tiêu chí kết thúc và báo cáo.

- Các hoạt động kết thúc.

Sách trình bày các nội dung:

- Nguyên tắc cơ bản của kiểm thử, bảy nguyên lý kiểm thử phần mềm, quy trình kiểm thử, tâm lý trong kiểm thử, các quy tắc đạo đức.

- Kiểm thử trong vòng đời phần mềm, các mô hình phát triển phần mềm, các mức và các loại kiểm thử, kỹ thuật kiểm thử tĩnh, quy trình rà soát, phân tích tĩnh.

- Kỹ thuật thiết kế kiểm thử, phát triển kiểm thử, đặc tả, hộp đen, hộp trắng, dựa trên cấu trúc, dựa trên kinh nghiệm.

- Quản lý kiểm thử, lập kế hoạch và dự toán kiểm thử, giám sát và kiểm soát tiến trình kiểm thử, quản lý cấu hình và sự cố, rủi ro, công cụ hỗ trợ kiểm thử, kỳ thi chứng chỉ nền tảng ISTQB.

Ghi tài liệu tham khảo theo IEEE:

[1] R. Black, E. van Veenendaal, và D. Graham, Kiểm thử cơ bản. Hà Nội: Nxb Bách Khoa Hà Nội, 2018.

Kiểm thử

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn