Màng bọc thực phẩm có thể ăn được

Tận dụng phế phẩm từ vỏ tôm, vỏ cua, lá ổi, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM) chế tạo ra màng bọc thực phẩm có thể ăn được.

Đây là nghiên cứu của 5 sinh viên đến từ Khoa Kỹ thuật Hoá học, Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG-HCM). Nguyên liệu chính của màng bọc là vỏ tôm, vỏ cua được thu gom ở các công ty sản xuất hải sản đông lạnh, lá ổi từ các vườn cây. Trong vỏ tôm có chitin sau khi được xử lý sẽ chuyển sang chitosan. Đây là loại vật liệu có khả năng ức chế nhiều chủng vi sinh vật. Dịch chiết có trong lá ổi cũng mang tính kháng khuẩn.

Ưu điểm của màng bọc có tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa và nguyên liệu hoàn toàn từ những phụ phẩm an toàn cho con người. Tuy nhiên sản phẩm cần cải thiện thêm về độ bền kéo. Các màng bọc thông thường tác dụng chủ yếu là ngăn cản tiếp xúc với không khí bên ngoài để tránh oxy hóa. Màng bọc của nhóm có khả năng kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

Kết quả nghiên cứu của nhóm có thể được mở rộng theo các hướng nghiên cứu khác nhau. Cụ thể như kết hợp với các loại tinh bột biến tính để tạo độ dẻo, độ giãn cho màng bọc hoặc điều chỉnh các hàm lượng thành phần phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm cần được bảo quản.

Đọc chi tiết tại:

https://tuoitre.vn/sinh-vien-che-tao-mang-boc-thuc-pham-tu-vo-tom-20230803112620195.htm

Màng bọc thực phẩm có thể ăn được

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn