Hoạt tính in vitro kháng nấm của dầu nghệ

Bài báo “Thành phần hóa học và hoạt tính in vitro kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây trồng của dầu nghệ (Curcuma longa L.)”.

Tác giả: Phạm Trung Hiếu, Lê Đăng Quang, Trần Đại Lâm, Phạm Thị Năm, Vũ Đình Hoàng, Nguyễn Hồng Tuyên, Trịnh Thị Hồng.

Trích trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, chuyên san Khoa học Tự nhiên.

Quá trình sản xuất curcumin sản sinh ra lượng lớn sản phẩm phụ là nhựa dầu nghệ ở dạng keo, gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thu nhận một phần lượng dầu nghệ từ phụ phẩm này và khảo sát hoạt tính kháng nấm hại cây trồng. Dầu nghệ thu được bằng phương pháp chiết phân bố với n-hexan của phần nhựa dầu nghệ thu từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L.) thể hiện hoạt tính mạnh đối với các chủng nấm gây bệnh thán thư trên cây vải. Các thành phần dễ bay hơi của dầu nghệ đã được xác định bằng phương pháp sắc ký khí nối ghép khối phổ (GC-MS).

Kết quả xác định được 23 hợp chất, trong đó có 4 hợp chất chính là α-zingiberene, α-turmerone, ar-turmerone và β-sesquiphellandrene. Các tác giả cũng đã phân lập thành công chủng nấm Colletotrichum gloeosporioides từ quả vải bị bệnh thán thư thu hái tại Bắc Giang. Đồng thời thử nghiệm hiệu quả kháng 3 chủng nấm gây bệnh thán thư là C. gloeosporioides, C. orbiculare, C. acutatum và 2 chủng nấm khác là Phytophthora infestans, Fusarium oxysporum của dầu nghệ bằng phương pháp poisoned food technique.

Kết quả cho thấy, ở nồng độ 1 mg/ml, dầu nghệ cho hiệu quả ức chế cao nhất với chủng nấm C. gloeosporioides (67,9%) phân lập từ quả vải, đối với các chủng nấm còn lại đạt hiệu quả ức chế trong khoảng 41-62%.

Đọc toàn văn:

https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/1007

Hoạt tính in vitro kháng nấm của dầu nghệ

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn