Pin sạc Na-Ion

Bài báo “Khảo sát tính tương thích các chất điện giải và phụ gia với vật liệu hard carbon thương mại ứng dụng trong pin sạc Na-Ion”.

Tác giả: Võ Thị Ngọc Giào, Huỳnh Thị Kim Tuyên, Phạm Thanh Liêm, Lê Minh Kha, Lê Mỹ Loan Phụng.

Trích trong Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Tự nhiên.

Trong pin sạc, chất điện giải đóng vai trò quan trọng để xác định cửa sổ điện hóa hay vùng thế hoạt động của pin dựa trên mức năng lượng HOMO và LUMO cũng như phản ánh độ bền nhiệt động học khi tiếp xúc với các điện cực. Do vậy, việc lựa chọn chất điện giải sẽ ảnh hưởng đến năng lượng riêng, độ an toàn, tuổi thọ chu kỳ, hiệu suất lưu trữ, điều kiện hoạt động…

Để phát huy vai trò của chất điện giải, người ta thêm vào một số loại phụ gia khác nhau giúp cải thiện độ bền và hiệu suất phóng sạc của pin. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các muối NaPF6, NaClO4, NaOTf, NaFSI và NaTFSI trong các hệ dung môi carbonate EC: DMC: PC (1:1:1) với nồng độ 1 M khi có và không có các chất phụ gia (FEC, VC, Py13) đến tính năng phóng sạc của vật liệu điện cực âm hard carbon trong pin sạc Na-ion (NIB).

Tính tương thích của các hệ điện giải với vật liệu hard carbon được khảo sát thông qua tính năng điện hóa bằng phương pháp đo phóng sạc dòng cố định (GCPL), quét thế vòng tuần hoàn (CV), đo độ dẫn và phép đo phổ tổng trở điện hóa (EIS). Kết quả khảo sát cho thấy hệ điện giải EC: DMC: PC (1:1:1) + 1M NaOTf đạt được dung lượng riêng cao nhất (246 mAh/g sau 100 chu kì) và hiệu suất phóng sạc cao (≥ 99,6%) so với các hệ điện giải còn lại.

Đọc toàn văn:

http://stdjns.scienceandtechnology.com.vn/index.php/stdjns/article/view/964/1329

Pin sạc Na-Ion

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn