Quá trình tách chiết hợp chất polyphenol

Bài báo “Tối ưu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết hợp chất polyphenol từ hạt cau (Areca catechu L.) bằng phương pháp đáp ứng bề mặt”. 

Tác giả: Nguyễn Bá Thọ, Trương Minh Ngọc, Lê Thị Huyền, Nguyễn Thị Liên.

Trích trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Polyphenol là một nhóm hợp chất tự nhiên có trong thực vật với đặc tính kháng khuẩn và chống ôxy hóa, mang lại nhiều tiềm năng ứng dụng trong sản xuất dược phẩm và nông nghiệp. Với mục đích tách chiết và thu nhận hàm lượng hợp chất polyphenol cao từ hạt cau (Areca catechu L.), nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đáp ứng bề mặt để đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật như nồng độ dung môi (X1), tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (DM/NL) (v/w) (X2) và thời gian ngâm (giờ) (X3) đến hàm lượng hợp chất polyphenol (Y) được trích ly trong hạt cau. Kết quả nghiên cứu thu được mô hình mô tả tách chiết hợp chất polyphenol từ hạt cau bằng hàm mục tiêu Y = 80,64 + 3,10X1 - 1,27X3 - 6,00X12 - 3,66X22 - 5,07X32. Dựa vào hàm mục tiêu, kết quả hàm lượng polyphenol được thu nhận cao nhất là 80,72 mg GAE/g nguyên liệu, với các điều kiện tối ưu như sau: nồng độ dung môi ethanol 55%, tỷ lệ ngâm DM/NL (v/w) 35/1 và thời gian ngâm 2 giờ. Kết quả hàm lượng polyphenol của thực nghiệm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với kết quả dự đoán của mô hình. Kết quả này là tiền đề cho quy trình thu nhận hợp chất polyphenol từ hạt cau ứng dụng kháng khuẩn trong nông nghiệp và y dược.

Đọc toàn văn:

https://b.vjst.vn/index.php/ban_b/article/view/2583/1404

Quá trình tách chiết hợp chất polyphenol

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

Logo Bottom

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM           Tel: 38647256 ext. 5419, 5420           Email: thuvien@hcmut.edu.vn

© Copyright 2018 Thư viện Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh 

Thiết kế website Webso.vn